THỦ TỤC HOÀN CÔNG NHÀ Ở 2023 GIA CHỦ NÊN BIẾT

Thủ tục oàn công nhà ở

Sau khi hoàn tất công trình, để ngôi nhà được đưa vào sử dụng thì bạn cần tiến hành các thủ tục hoàn công nhà ở. Chủ nhà nên nắm rõ được quy trình và các giấy tờ liên quan. Điều này sẽ giúp tiến độ nhanh hơn và tránh phạm những sơ sót không đáng có. Bài viết dưới đây của Thiết kế & Xây dựng L.T sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về những thông tin trên.

Khái niệm về thủ tục hoàn công nhà ở

Thủ tục hoàn công nhà ở được hiểu là thủ tục nghiệm thu công trình ngay sau khi hoàn thiện. Tiếp sau đó, kết quả cần được thông báo cho cơ quan nhà nước trước khi đưa vào sử dụng. Theo khoản 9 – Điều 3- Luật xây dựng năm 2014, thủ tục này cần được thực hiện bởi chủ đầu tư hoặc cá nhân ( đối với nhà ở riêng lẻ).

Thủ tục hoàn công đóng vai trò quan trọng để hoàn thiện tính pháp lý của ngôi nhà.
Thủ tục hoàn công đóng vai trò quan trọng để hoàn thiện tính pháp lý của ngôi nhà.

Có thể thấy hoàn công đóng vai trò quan trọng để hoàn thiện tính pháp lý của ngôi nhà. Theo pháp luật hiện hành, nhà ở, công trình là nhóm tài sản cần được đăng ký sở hữu. Thực hiện thủ tục hoàn công cũng là bước quan trọng để đăng ký quyền sở hữu. Thủ tục này cũng ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến sổ hồng.

Đối với công trình nhà ở riêng lẻ, thủ tục hoàn công giúp đảm bảo quyền lợi gia chủ. Đây là cơ sở để bạn tránh các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng. Nếu vấn đề pháp lý được hoàn thiện bạn sẽ không lo về việc bị thu hồi đất hay gặp khó khăn khi kinh doanh. Chủ nhà cũng sẽ thuận tiện hơn khi mua bán, sửa chữa nhà ở về sau.

Những điều kiện và các trách nhiệm thực hiện thủ tục hoàn công

Theo Luật xây dựng 2014 và Nghị định 59/2015/ NĐ-CP đối với các công trình xây dựng nhà ở hay công trình xây dựng khác đều bắt buộc xin giấy phép xây dựng và thực hiện hoàn công.

Theo khoản 4 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, công trình cần phải được nghiệm thu để đưa vào sử dụng. cụ thể như sau:

Điều kiện nghiệm thu công trình

Để công trình có thể tiến hành nghiệm thu cần đảm bảo 3 điều kiện sau:

Điều kiện 1: Các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm thu, gồm:

  • Nghiệm thu công việc xây dựng
  • Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng.
  • Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng.

Điều kiện 2: Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác, sử dụng công trình.

Điều kiện 3: Được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

Đều kiện nghiệm thu công trình.
Đều kiện nghiệm thu công trình.

Trách nhiệm các bên trong nghiệm thu và thực hiện thủ tục hoàn công

Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan cần thỏa thuận thời điểm nghiệm thu. Các bên thống nhất quy trình và nội dung nghiệm thu. Kết quả nghiệm thu phải được lập thành biên bản và có xác nhận của các bên. Sau khi nghiệm thu công trình mới tiến hành các bước liên quan đến thủ tục hoàn công. Cụ thể trách nhiệm mỗi bên như sau:

  • Chủ đầu tư: Chuẩn bị hồ sơ hoàn công, thực hiện công tác nghiệm thu, cùng đảm bảo chất lượng công trình và ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu.
  • Đơn vị thi công: Cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, ký kết nghiệm thu, hoàn công và thực hiện đủ nghĩa vụ trong hợp đồng với chủ đầu tư.
  • Đơn vị tư vấn, giám sát (nếu có): Tư vấn, kiểm tra giám sát quá trình thi công công trình, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. Ngoài ra, đơn vị còn tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình.
  • Đơn vị thiết kế thi công: Tham gia nghiệm thu, lập bản vẽ hoàn công theo đúng thực tế xây dựng (khi có sự thay đổi với thiết kế đã duyệt ban đầu).
Đơn vị tư vấn còn tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình.
Đơn vị tư vấn còn tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình.

Hồ sơ thủ tục hoàn công và các giấy tờ cần thiết

Theo Thông tư 05/2015/TT-BXD, các giấy tờ dưới đây chủ đầu tư cần chuẩn bị khi tiến hành làm thủ tục hoàn công:

Thủ tục hoàn công nhà ở
Thủ tục hoàn công nhà ở
  • Giấy phép xây dựng theo quy định nhà nước.
  • Hợp đồng thi công (nếu có). Hợp đồng này được ký kết giữa các bên khi xây dựng. Cụ thể là: chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, thi công, giám sát.
  • Báo cáo về kết quả khảo sát của công trình xây dựng.
  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của công trình.
  • Báo cáo và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
  • Bản vẽ hoàn công. Bản vẽ được thực hiện khi việc thi công xây dựng có thay đổi so với bản vẽ thiết kế ban đầu.
  • Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có)
  • Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vấn đề an toàn phòng cháy, chữa cháy, vận hành thang máy (nếu có).

Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị thêm các giấy tờ bổ sung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương

Tiến hành nộp hồ sơ hoàn công

Để thực hiện thủ tục hoàn công bạn cần nắm rõ các thông tin liên quan. Một số thông tin nên biết như chi phí, quy trình thực hiện :

Chi phí thực hiện hoàn công

Chủ sở hữu cần hoàn thành các nghĩa vụ tài chính để được nhận Giấy chứng nhận hoàn công. Một số chi phí hoàn công có thể phát sinh như sau:

Chi phí thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở.
Chi phí thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở.
  • Phí lập hồ sơ hoàn công và bản vẽ hoàn công cho đơn vị xây dựng: Từ khoản 150.000 đồng/m2
  • Thuế giá trị gia tăng. Mức thuế được tính theo công thức: Thuế giá trị gia tăng = Thuế khoán x Mức kê khai chi phí. Trong đó , mức kê khai chi phí bao gồm: vật tư và nhân công xây dựng. 

Theo quy định số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015, mức thuế khoán cho các hoạt động xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 5%. Còn mức thuế khoán đối với xây dựng có bao thầu là 3%.

  • Lệ phí trước bạ: 1% tổng giá trị căn nhà

Chi phí hoàn công thường có sự thay đổi và dao động theo tình hình thực tế. Con số cũng có thể có chênh lệch nhỏ cho từng loại công trình.

Quy trình thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở

Dưới đây là các bước cơ bản để tiến hành thủ tục hoàn công nhà ở:

  • Bước 1: Chủ sở hữu nộp hồ sơ hoàn công tại UBND quận/huyện/thị xã hoặc cấp xã tại địa phương công trình đang thi công. UBND sẽ ghi biên nhận, hẹn phúc đáp và trả hồ sơ. 
  • Bước 2: Nếu hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND quận, huyện sẽ ký phê duyệt bản dự thảo Tờ trình và Giấy chứng nhận và chuyển đến Chi cục Thuế. Nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ được trả lại và nêu rõ lý do.
  • Bước 3: Chuyển giấy chứng nhận đã ký về văn phòng tiếp nhận và trả kết quả
  • Bước 4: Chủ sở hữu nhận thông báo về nghĩa vụ tài chính. Chủ sở hữu sẽ liên hệ với Chi cục Thuế địa phương để nộp tiền, lệ phí và hoàn tất nghĩa vụ tài chính.
  • Bước 5: Chủ sở hữu nộp biên lai nộp Thuế và nhận về Giấy chứng nhận Hoàn công để đưa công trình vào khai thác và sử dụng.
Quy trình tiến hành thủ tục hoàn công
Quy trình tiến hành thủ tục hoàn công

Trên đây là những thông tin cơ bản về thủ tục hoàn công nhà ở. Nắm bắt được các thông tin này sẽ giúp công đoạn này được tiến hành nhanh hơn và hiệu quả hơn. Chúc bạn và gia đình sẽ thuận lợi với công trình của mình!

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: QL1A, Thị Trấn Cái Tắc, Huyện Châu Thành A, Hậu Giang

Hotline: 096 8898 954

Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968 898 954
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon