KINH NGHIỆM TỰ GIÁM SÁT ÉP CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP

IMG_3861-scaled

Trên thị trường hiện có khá nhiều đơn vị thi công ép cọc bê tông cốt thép với nhiều mức chi phí khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng công trình thì đòi hỏi người giám sát cần nắm rõ các yêu cầu kỹ thuật. Nếu chưa tìm được giám sát công trình phù hợp thì bạn cũng có thể tự mình kiểm tra thông qua một số kinh nghiệm mà Thiết kế & Xây dựng L.T gợi ý dưới đây!

Giám sát quá trình ép cọc bê tông cốt thép.
Giám sát quá trình ép cọc bê tông cốt thép.

Kiểm tra máy móc, trang thiết bị

Máy móc, thiết bị dùng để thi công nên được chắc chắn rằng còn đang hoạt động tốt, đạt tiêu chuẩn.  Lưu ý kiểm tra dầm giàn máy ép cọc bê tông cốt thép không quá cũ, hoen rỉ, nhỏ dầu. Âm thanh của động cơ đều đặn, không có tiếng nổ to bất thường. Không nên sử dụng máy kém chất lượng, bị hỏng vì sẽ kéo dài tiến độ thi công lên nhiều lần.

Dàn ép cọc robot
Dàn ép cọc robot.

Kiểm tra cọc bê tông cốt thép

Cọc bê tông cốt thép chôn xuống nền sẽ phải chịu tải trọng của toàn bộ công trình sau hoàn thiện. Do vậy, chất lượng cọc bê tông ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng toàn bộ công trình. Chủ đầu tư nên kiểm tra các yếu tố như: kích thước cọc, số lượng cọc, mác bê tông, lõi cốt thép,… Ngoài ra, cọc bê tông đúc sẵn có đạt tiêu chuẩn xây dựng, đảm bảo không cong vênh hay không.

Thông thường, chất lượng mác cọc cần đạt 250 để đảm bảo trong quá trình thi công không bị hỏng, gãy.

Cọc vuông bê tông cốt thép.
Cọc vuông bê tông cốt thép.

Kiểm tra đồng hồ lực máy ép cọc bê tông 

Công đoạn kiểm tra đồng hồ lực máy ép cọc bê tông cốt thép khá quan trọng. Chỉ số của đồng hồ lực ép thể hiện lực tác động trong quá trình ép cọc. Qua đó có thể tính toán ra được lực tải của các đầu cọc. So sánh với yêu cầu thiết kế để điều chỉnh sao cho chuẩn xác. 

Mỗi máy ép cọc đều cần có bảng quy đổi từ đồng hồ ra số Pmax và số Pmin. Khi lực ép Pmin<Pép<=Pmax thì dừng để tổng kết được số mét cọc cần ép. Người giám sát dùng số liệu này để đối chiếu với với bản thiết kế ban đầu. 

Theo dõi đồng hồ trong suốt quá trình thi công ép cọc bê tông cốt thép

Trong suốt quá trình thi công, chủ nhà nên đảm bảo số đo của đồng hồ luôn nằm trong giới hạn cho phép của thiết kế. Hãy trao đổi với đơn vị thi công nếu có điều gì cần làm rõ để công trình luôn đảm bảo chất lượng.

Kiểm tra cọc trong quá trình thi công 

Trong thi công nhà phố, máy móc cần có khoảng cách phù hợp đối với các công trinh liền kề. Một số trường hợp mà chủ nhà nên lưu ý để nhắc nhở đơn vị thi công:

  • Trường hợp ép cọc neo:  Khoảng cách góc chết là 0,7 – 0,8m. Khoảng cách biên trong trong khoảng 0,3m.
  • Trường hợp sử dụng máy ép tải: Khoảng cách góc chết là 0,9m. Khoảng cách biên trong 0,6m.
  • Trường hợp sử dụng máy ép robot: Khoảng cách góc chết là 1,2m.Khoảng cách biên là 1m. 

Một số điểm khác mà chủ đầu tư cũng cần hết sức lưu ý trong quá trình thi công như:

  • Các mối nối hàn giữa 2 cọc lại với nhau cần tuân thủ quy cách và tiêu chuẩn.
  • Đảm bảo cọc khi đưa vào dàn ép phải phương thẳng đứng.
  • Vị trí ép phải theo sát thiết kế trên bản vẽ.

Trên đây là những gợi ý để chủ đầu tư có thể tự mình giám sát quá trình ép cọc bê tông cốt thép. Tuy nhiên, đơn vị giám sát uy tín sẽ giúp bạn cải thiện tiến độ tốt hơn. Liên hệ với Thiết kế & Xây dựng L.T để được tư vấn chi tiết nhé!

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: QL1A, Thị Trấn Cái Tắc, Huyện Châu Thành A, Hậu Giang

Hotline: 096 8898 954

Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968 898 954
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon